PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM ĐIỀN
Video hướng dẫn Đăng nhập

UBND HUYỆN CẨM GIÀNG

TRƯỜNG THCS CẨM ĐIỀN


Số: 01/KHCL-THCSCĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 Cẩm Điền, ngày 15 tháng 9 năm 2020

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG THCS CẨM ĐIỀN 

GIAI ĐOẠN 2020 - 2025, TẦM NHÌN NĂM 2030 

 

Trường THCS Cẩm Điền - Cẩm Giàng - Hải Dương được thành lập tháng 9 năm 1967, sau đó được sát nhập với trường cấp 1 thành trường Phổ thông cơ sở xã Cẩm Điền và đến năm 1989 được tách ra từ trường PTCS Cẩm Điền thành trường Tiểu học Cẩm Điền và trường THCS Cẩm Điền theo quyết định của Chủ tịch UBND huyện Cẩm Bình. Ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất nhà trường nghèo nàn phòng học hoàn toàn bằng tranh tre, nứa lá, học sinh phải đi học nhờ trường tiểu học, xã hội chưa thật sự quan tâm đến giáo dục. Vì vậy những năm đầu chất lượng giáo dục của nhà trường còn thấp, học sinh bỏ học chiếm 2 - 3%. Trong những năm qua trường THCS Cẩm Điền đã có nhiều đổi thay, những kết quả nhà trường đạt được đã chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước phát triển bền vững, đã, đang và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương.

          Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường của trường THCS Cẩm Điền là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay là đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng.

     I. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG NĂM HỌC 2020 - 2021

      1. Điểm mạnh :

      Đảng, chính quyền các ban ngành đoàn thể địa phương rất quan tâm đến công tác giáo dục.

Cơ sở vật chất cảnh quan của nhà trường khang trang, xanh, sạch, đẹp.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Cụ thể: Tổng số có 21 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Trong đó: Biên chế 21.

Cán bộ quản lý có trình độ Đại học  đạt 100%. Giáo viên có trình độ Đại học 15/16 đạt 93,8%, Cao đẳng 01 đạt 6,2% . Nhân viên có trình độ Đại học 2 đạt 66,7%, Cao đẳng 01 đạt 33,3%.

 Hầu hết các em học sinh ngoan, có ý thức học tập. Năm học 2020 – 2021, nhà trường có tổng số 298 học sinh chia 9 lớp.

        - Chất lượng năm học 2019 -2020:

- Có 118 học sinh tiên tiến đạt tỉ lệ 45,4%.

- Có 44 học sinh giỏi trường đạt tỉ lệ 16,9%.

- Học sinh đạt giải cấp huyện: 16 giải.

- Học sinh kiểm tra lại, lên lớp, lưu ban, tốt nghiệp THCS, vào THPT 

+ Tỉ lệ học sinh lên lớp đạt 100%. Tốt nghiệp THCS 58/58 đạt 100%.

+ Học sinh tốt nghiệp THCS đi học THPT công lập là 33/58 đạt tỉ lệ 56,9%.

+ Học sinh tốt nghiệp THCS học THPT dân lập là 13/58 đạt tỉ lệ 22,4%.

+ Học sinh tốt nghiệp THCS học nghề là 12/58 đạt tỉ lệ 20,7%.

+ Học sinh TNTHCS đi học THPT, BTTHPT, học nghề là 58/58 đạt 100%.

- Có 16 CB, GV, NV đạt danh hiệu LĐTT, 01 đạt danh hiệu CSTĐ cấp cơ sở và được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen.

- Trường chuẩn Quốc gia mức độ 1, TCCLGD cấp độ 3.

- Trường đạt danh hiệu :Tập thể lao động tiên tiến.

- Công đoàn đạt danh hiệu vững mạnh cấp huyện.

      * Cơ sở vật chất nhà trường:

+ Tổng diện tích: 4568 m2. Diện tích sân chơi: 1.800 m2.  Sân tập: 600 m2.

+ Tổng số phòng học: 12 phòng. Phòng bộ môn: 04 phòng.

+ Phòng chức năng: 11 Phòng.

             2. Điểm hạn chế :

      - Cơ chế: Hàng năm, luôn có sự biến động, luân chuyển cán bộ, giáo viên các trường trên địa bàn, dẫn đến một số giáo viên chưa thực sự an tâm công tác, chưa có sự cống hiến hết mình.

      - Đội ngũ giáo viên, nhân viên: một vài giáo viên do tuổi cao nên việc tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại còn gặp nhiều khó khăn, cán bộ y tế trường học, một vài giáo viên hợp đồng.

     - Học sinh: Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình éo le, bố mẹ đi làm ăn xa hoặc làm ăn ở nước ngoài, sống với ông, bà nên thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình.

      - Ảnh hưởng của cuộc sống dân cư Khu Công nghiệp Phúc Điền, làm thay đổi sĩ số học sinh và làm xáo động nề nếp học tập của nhiều học sinh

     3. Thời cơ

     - Đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản, một số có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt, đã từng đạt giải trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

     - Nhu cầu giáo dục chất lượng cao trong nhân dân ngày một tăng, nên sự quan tâm đến giáo dục của đa số phụ huynh ngày một nhiều.

     - Đảng ủy, UBND xã Cẩm Điền và Phòng GD&ĐT quan tâm, chỉ đạo sâu sát; các ban ngành, đoàn thể địa phương luôn động viên  giúp đỡ, tạo điều kiện cho các  hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả.

     -  Được hầu hết phụ huynh, nhân dân xã Cẩm Điền tin tưởng, tín nhiệm gắn bó và hết lòng ủng hộ nhà trường.

      - Cơ chế chính sách và thể chế quản lý giáo dục đã có sự thay đổi, nghị định về tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm đã giúp các nhà trường tự chủ trong công tác.

      4. Các thách thức

      - Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.

      - Chất lưọng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

      - Phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn PPHT, biết tiếp nhận những thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét của HS về PPDH.

      - Thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục theo thông tư BGDĐT.

      - Trình độ CNTT và các yêu cầu về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

      5. Xác định các vấn đề ưu tiên

      - Đổi mới PPDH và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh.

      - Dạy học phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

      - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

      - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý trường học, trong dạy và học.

      - Tham mưu với các cấp lãnh đạo xây dựng thêm một số phòng học bộ môn theo chuẩn quy định, đầu tư kinh phí để xây lại tường bao mở rộng diện tích khuôn viên nhà trường (ra khu đất mới).

       II. SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ CÁC GIÁ TRỊ

       1. Sứ mạng: Tạo môi trường tốt nhất cho các học sinh phát triển toàn diện để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.

       2. Tầm nhìn: Đến hết năm 2025 là một trong những trường chuẩn, có chất lượng cao được phụ huynh tin cậy và học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện. Nơi mà giáo viên và học sinh đều khát khao học tập và công hiến để khẳng định mình.

      3. Hệ thống các giá trị cơ bản của nhà trường

      - Tinh thần trách nhiệm                           

      - Tính đoàn kết

      - Tính trung thực                                    

      - Tính sáng tạo

      - Lòng tự trọng                                       

      - Khát vọng vươn lên.

      III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:

      1.     Các mục tiêu tổng quát:

     1.1- Mục tiêu ngắn hạn (Đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục):

     - Đến cuối năm học 2022 - 2023, Trường THCS Cẩm Điền phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 và được biết đến là một trường THCS năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển cao.

      2.1- Mục tiêu trung hạn (phát triển thương hiệu):

      - Đến cuối tháng 5 năm học 2022 - 2023 trường THCS Cẩm Điền đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

     - Đến cuối tháng 5 năm học 2022 - 2023 trường THCS Cẩm Điền được đánh giá ngoài đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.

      3.1- Mục tiêu dài hạn (khẳng định thương hiệu):

      - Đến năm 2025, trường THCS Cẩm Điền được xếp hạng vào trong tốp đầu của huyện Cẩm giàng và được xây dựng trên khu đất mới với diện tích 1,24 ha.

      2. Các mục tiêu cụ thể :

      2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

      - Trình độ: Phấn đấu đến năm 2023: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuẩn. Cuối năm 2023 có 02 CBQL có trình độ Thạc sỹ.

      - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đánh giá khá, giỏi đạt 100%

       - Từ nay đến 2023: 100% cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo máy tính. Đến năm 2025 phấn đấu số tiết dạy bằng bài giảng điện tử ứng dụng công nghệ thông tin đạt 100%

       2.2. Học sinh :

       - Quy mô :

       + Từ nay đến 2023 duy trì 9 đến 11 lớp với  298 - 360 học sinh, bình quân 33 HS/lớp.

       + Từ 2023 - 2025 duy trì 12 lớp với 420 - 450 học sinh, bình quân 34 - 35 HS/lớp.

      - Chất lượng học tập :

       + Từ năm học 2020 – 2021 đến năm học 2022 ­- 2023 phấn đấu học lực giỏi 20%, học lực khá 40-45%, học lực yếu dưới 1%.

        + Đến năm 2023 đến 2025 phấn đấu học lực khá giỏi trên 70%, học lực yếu dưới 1%

        - Chất lượng đạo đức kỹ năng sống:

       + Chất lượng đạo đức khá, tốt đạt 98% trở lên, trung bình dưới 2%

       + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phòng chống tai nạn….

      2.3. Cơ sở vật chất

       Xây dựng đủ Phòng học, phòng học bộ môn, phòng làm việc, phòng phục vụ giảng dạy, riêng các phòng học bộ môn phấn đấu xây dựng theo tiêu chuẩn quy định.

       - Trang thiết bị nội thất của phòng học bộ môn là loại chuyên dùng đáp ứng được yêu cầu đặc thù của bộ môn.

       - Có nhà đa năng tối thiểu đạt 400 m2 được trang bị theo hướng hiện đại,

       - Xây dựng môi trường sư phạm " xanh- sạch- đẹp".

       Phấn đấu tháng 5 năm học 2022 - 2023 cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí quy định của trường chuẩn quốc gia mức độ 2.

       3. Phương châm hành động: " Chất lượng giáo dục tốt luôn là mục tiêu của mỗi giáo viên và của nhà trường".

        IV. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.

        1. Các giải pháp chủ đạo

        - Thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn đơn vị theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Xây dựng sự đoàn kết, nhất trí cao trong tập thể hội đồng sư phạm để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.

       - Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh trong Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu.

       - Tranh thủ sự đồng thuận và tăng cường sự gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

       2. Các giải pháp cụ thể

       2.1.  Xây dựng quy chế và nền nếp hoạt động:

      -  Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ.

      - Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

      - Thể chế hóa hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy chế, quy định mang tính đặc thù của đơn vị đảm bảo sự nhất quán theo tinh thần chỉ đạo của Ngành.

      - Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, cán bộ tổ Văn phòng, cán bộ đoàn thể.

      2.2.  Hoàn thiện bộ máy tổ chức:

      - Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy hiệu quả phù hợp với yêu cầu giảng dạy.

      - Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.

      - Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn cho các giáo viên đảm trách vai trò chủ chốt trong bộ máy tổ chức nhà trường.

      - Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, cán bộ đoàn thể.

       2.3. Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ :

       - Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

       - Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ GV có thành tích xuất sắc.

      - Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt, cán bộ, giáo viên trẻ, trách nhiệm, năng lực... bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

       - Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.

       - Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, phó hiệu trưởng.

        2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục:

        - Điều tra, khảo sát và dự báo số lượng, chất lượng học sinh đầu vào để xác định các phương pháp dạy – học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

       - Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp đối tượng học sinh và yêu cầu đổi mới giáo dục.

      - Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS, phấn đạt chuẩn chất lượng cấp độ 3 vào cuối năm học 2022 - 2023.

      - Phụ trách thực hiện: Phó hiệu trưởng chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn và đội ngũ giáo viên.

      2.5. Xây dựng cơ sở vật chất:

      - Tham mưu với UBND xã, Uỷ ban nhân dân huyện đầu tư kinh phí xây dựng một số phòng học, phòng học bộ môn còn thiếu như KHTN, KHXN, phòng thực hành tin học, phòng học âm nhạc, phòng học Tiếng Anh, … theo đúng tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia

     - Ứng dụng tin học trong quản lý của Nhà trường trong quản lý, thực hành chuyên môn và các hoạt động khác, cụ thể: Sử dụng thư điện tử, xây dựng Website, sử dụng phần mềm chuyên môn trong giảng dạy, quản lý. Các thông tin quản lý giữa các tổ chuyên môn, các bộ phận trong nhà trường bước đầu qua hộp thư điện tử, kế đến là hệ thống nối mạng nội bộ và  Website của Trường.

     - Tranh thủ các dự án và sự tham mưu, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo và Hội Cha mẹ học sinh, các nguồn lực bên ngoài để sửa chữa, xây dựng các công trình nhỏ trong khuôn viên trường, cải tạo tường rào và xây dựng bổ sung nhà để xe cho học sinh.

     - Phụ trách thực hiện:  Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng; TPT Đội; Bí thư Đoàn; Tổ chuyên môn.

      2.6. Lập dự toán kế hoạch - tài chính:

      - Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán, và minh bạch các nguồn thu, chi.

     - Tham mưu với địa phương và Hội cha mẹ học sinh để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.

      - Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp.

      - Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ chủ chốt, Kế toán, Trưởng ban đại diện Hội CMHS.

       2.7. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá hình ảnh của nhà trường:

      - Đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả Website của nhà trường.

      - Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường qua các hội thảo, diễn đàn trao đổi, sách, báo, các tạp chí…

      - Khuyến khích giáo viên tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.

      - Phụ trách thực hiện: Hiệu trưởng và tổ văn phòng và tổ công nghệ thông tin.

      V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

       1. Trách nhiệm của Ban giám hiệu

      - Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển tổng thể cho toàn trường.

      - Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án có liên quan đến  đơn vị.

      - Tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch hành động hàng năm và thực hiện kế hoạch chiến lược  theo từng giai đoạn phát triển của đơn vị.

       2. Trách nhiệm của các tổ chuyên môn và các bộ phận nhà trường

       - Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.

      - Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.

      - Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.

       3. Trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên

       - Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi; xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

      - Tích cực tham gia, đóng góp vào sự phát triển của nhà trường dựa vào khả năng của mỗi cá nhân với phương châm “ Nổ lực của cá nhân là thành công của tập thể” và khẩu hiệu hành động “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”.

       4. Trách nhiệm của học sinh:

      - Ra sức rèn luyện đạo đức và năng lực học tập theo phương châm “Chăm ngoan - Học giỏi’’ và khẩu hiệu hành động: “Kiên trì - Vượt khó - Vươn lên”.

      - Tích cực tham gia các hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học lên trung học hoặc học nghề.

     - Phấn đầu trở thành những người công dân tốt.

      5. Trách nhiệm của phụ huynh và Hội cha mẹ học sinh

      - Phối hợp với nhà trường, giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh các giá trị cốt lõi trong hệ thống giá trị của kế hoạch chiến lược.

      - Hỗ trợ tinh thần, vật chất … giúp nhà trường hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển từng giai đoạn của Kế hoạch chiến lược. 

      - Có kế hoạch đầu tư xây dựng lại tường rào cho Trường THCS Cẩm Điền và xây  dựng thêm một số phòng học bộ môn theo đúng tiêu chuẩn.

      Trên  đây là toàn bộ Kế hoạch chiến lược phát triển Trường THCS Cẩm Điền giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Đơn vị sẽ xây dựng lộ trình và cụ thể hóa thành chương trình hành động  phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của Ngành nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2020 – 2030./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT; (báo cáo)

- UBND xã Cẩm Điền; (báo cáo)

- Hiệu trưởng;

- Phó hiệu trưởng;

- Các Tổ trưởng chuyên môn;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Vũ Văn Luyện

 

PHÊ DUYỆT

CỦA UBND XÃ CẨM ĐIỀN

PHÊ DUYỆT

CỦA PHÒNG GIÁO DỤC

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trường THCS Cẩm Điền - Cẩm Giàng - Hải Dương được thành lập tháng 9 năm 1967, sau đó được sát nhập với trường cấp 1 thành trường Phổ thông cơ sở xã Cẩm Điền, và đến năm 1989 được tách ra từ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 3 phút - Ngày 17 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
22 tháng 12 là một trong những ngày lễ kỉ niệm nhiều ý nghĩa không chỉ với lực lượng quân đội mà đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Vậy, ngày 22 tháng 12 là ngày gì, có ý nghĩa thế nào? ... Cập nhật lúc : 15 giờ 27 phút - Ngày 21 tháng 12 năm 2022
Xem chi tiết
Thầy cô và các bạn học sinh thân mến! Để kỉ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh 26/3/2022 và hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh t ... Cập nhật lúc : 23 giờ 37 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2022
Xem chi tiết
Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 52 phút - Ngày 7 tháng 3 năm 2022
Xem chi tiết
Sáng nay 15/9/2021 đồng chí Ngô Quang Giáp - Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Cẩm Giàng cùng các đồng chí Đoàn Đình Tuyến - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Nguyễn ... Cập nhật lúc : 16 giờ 23 phút - Ngày 15 tháng 9 năm 2021
Xem chi tiết
Sáng ngày 05/9/2021, trường THCS Cẩm Điền đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 bằng hình thức trực tuyến với điểm cầu tổ chức tại Văn phòng nhà trường và 330 điểm cầu tại ... Cập nhật lúc : 7 giờ 30 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2021
Xem chi tiết
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, Trường THCS Cẩm Điền xây dựng kế hoạch tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2021 - 2022, cụ thể: ... Cập nhật lúc : 21 giờ 50 phút - Ngày 4 tháng 6 năm 2021
Xem chi tiết
Căn cứ Công văn số 240/SGDĐT-VP ngày 16/3/2021 của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương về việc tổ chức dạy và học ở các nhà trường sau ngày 17/3/2021; Căn cứ Công văn số 06/PGDĐT ngày 16/3/2021 của Phò ... Cập nhật lúc : 23 giờ 9 phút - Ngày 16 tháng 3 năm 2021
Xem chi tiết
22/12 không chỉ là Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam mà đã trở thành Ngày hội Quốc phòng toàn dân, một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa đối với toàn thể nhân dân Việt Nam ... Cập nhật lúc : 21 giờ 40 phút - Ngày 20 tháng 12 năm 2020
Xem chi tiết
Sáng nay ngày 20 tháng 11 năm 2020, trường THCS Cẩm Điền long trọng tổ chức kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Đến dự với buổi lễ có các đồng chí Lãnh đạo xã Cẩm Điền, các ông bà t ... Cập nhật lúc : 22 giờ 5 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2020
Xem chi tiết
12345678910111213
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Toán.
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Tiếng Anh.
Đề kiểm tra chất lượng tháng 3/2012 môn Ngữ văn.
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Phân công viết tham luận tham dự Hội thảo cấp tỉnh các môn Ngữ văn, Sử, Địa.
Đề kiểm tra chất lượng môn Toán tháng 02 năm 2012
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch tuyển sinh Lớp 6 năm học 2022 - 2023 trường THCS Cẩm Điền.
Quy định về nền nếp chuyên môn năm học 2018 - 2019
Lịch nghỉ tết Nguyên Đán năm Giáp Ngọ
Danh mục thiết bị tối thiểu
Quy định sử dụng Sổ điểm điện tử trong nhà trường
Kế hoạch tổ chức Hội thảo tổ chuyên môn
Bìa SKKN mẫu 1,2,3,4
Hướng dẫn nội dung viết tham luận về "công tác chủ nhiệm lớp" chuẩn bị cho Hội thảo cấp trường
Hướng dẫn viết SKKN năm học 2012-2013
Kế hoạch tổ chức Hội nghị Cán bộ Viên chức năm học 2012 - 2013
Phân công chuyên môn (áp dụng từ ngày 20/8/2012)
THỜI KHOÁ BIỂU
Báo cáo hội thảo văn năm 2012
Phiếu kê khai hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo năm 2011, 2012.
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
12